Cà Phê Robusta

Tên khoa học là Robusta hay Việt Nam còn gọi là cà phê Vối. Là giống cà phê được trồng rất phổ biến trên thế giới chỉ sau Arabica, hiện nay diện tích trồng cà phê Robusta đã phát triển lớn mạnh và chiếm 30% đến 40% tổng sản lượng cà phê thế giới. Đây củng là giống cà phê được trồng phổ biến số 1 ở Việt Nam và chiếm hơn 90% đến 95% sản lượng cà phê cả nước. Robusta còn là sản phẩm cà phê được xuất khẩu nhiều nhất giúp Việt Nam dẫn đầu thị trường xuất khẩu cà phê trên thế giới.

Cà Phê Robusta được trồng chủ yếu tại Việt Nam
Robusta là giống cà phê được trồng chủ yếu tại Việt Nam

Giống cà phê này thường được trồng ở độ cao dưới 1000m, khí hậu nhiệt đới, rất dễ chăm sóc và dễ trồng, khả năng phòng chống sâu bệnh cao vì thế rất thích hợp với khí hậu Việt Nam. Ở Việt Nam cà phê Vối được trồng tập trung chủ yếu tại 5 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông, Đắc Lắc và Lâm Đồng. Tuy nhiên nơi trồng Robusta nổi tiếng nhất chính là ở Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk: đây là vùng đất có đặc trưng khí hậu, thổ nhưỡng và độ cao vô cùng thích hợp cho loài cây này, nổi bật với vùng đất đỏ bazan với độ cao 500m đến 600m so với mực nước biển, Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều, nắng nhiều mang đến điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây cà phê Robusta. Buôn Ma Thuật – Đăk Lăk là nơi sản xuất ra loại cà phê robusta có chất lượng tốt nhất trên cả nước và đây được coi là kinh đô của cà phê Việt.

Cafe Robusta có nguồn gốc từ Cộng hoà Congo, Ban đầu đây chỉ là một loại cây mọc hoang dại phía Tây và Trung Phi, sau đó mới được trồng rộng rãi ở các nước châu Phi như Liberia, Tanzania hay Angola… cafe Robusta được người Pháp trồng ở Việt Nam từ nhửng năm 1875. Ban đầu diện tích trồng chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc như: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An. Tuy nhiên sau này do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng không thích hợp nên Robusta được chuyển vào trồng ở các tỉnh Tây Nguyên.

Hương vị cà phê Robusta

Cafe Robusta có hàm lượng cafein từ 2 – 4% do đó có vị đậm, đắng và chua gắt…

Trả lời